Trước nhất nó làm cho các khớp xương, cột sống mềm dẻo, mạnh mẽ, linh hoạt, nó còn có tác dụng kéo nắn các khớp bị sai lệch.
Tiếp theo là tác động lên hệ cơ bắp, gân kheo, dây chằng từ nông tới sâu, kể cả những dây chằng bên trong nội tạng.
Mục lục
Tác động lên hệ thống các tuyến nội tiết để điều phối các hoocmon giúp cho cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng ổn định.
Sau cùng là sự nhờ sự chuyển động đa dạng của cột sống kéo theo sự vận động của tất cả các nội tạng và hệ thần kinh, giúp chúng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đối với cơ thể
- Bài tập yoga làm duỗi cột sống qua các tư thế và cải thiện sự cân bằng khi ngã sau, cúi về trước, nghiêng phải, nghiêng trái, xoay phải, xoay trái, nó giữ cho cuộc sống mềm dẻo và cơ bắp xung quanh khỏe mạnh.
- Các bạn đón xem các bài tiếp theo nói về xương, khớp, khớp khuỷu, khớp bàn ngón tay, hồng, đầu gối, bàn chân
- Xương: một số xương tạo thành ba cái “hộp” bảo vệ cơ quan nội tạng.
- Xương đầu tạo thành hộp sọ bảo vệ não
- Xương sườn, xương ngực cột sống tạo thành lồng ngực bảo vệ tim và phổi
- Xương hông tạo thành khung chậu
- Cơ thể vận động mềm mại khi các “hộp xương” này cân bằng với nhau dưới sức hút của trọng lực.
- Bốn chỗ cong ở xương sống tự động điều chỉnh khi bạn di chuyển và trọng lượng cơ thể đặt đều lên mỗi chân
Khớp:
Là nơi các xương liên kết với nhau nhờ các mô liên kết, sụn khớp và ổ khớp:
- Để các khớp xương xoay chuyển dễ dàng, chúng ta cần sử dụng hết các chiều vận động của khớp
- Nếu chúng ta không làm được điều này, đến một lúc nào đó động tác hoặc tư thế làm việc giới hạn và chúng ta bắt các khớp xương làm việc quá căng thẳng. Ví dụ như nếu một bên không bị co cứng, nó sẽ làm đầu gối chân đó căng ra quá mức. Vận động không hợp lý làm vặn các khớp xương có thể là yếu tố góp phần vào bệnh sưng khớp
- Khi các tư thế yoga được thực hiện cùng với những hiểu biết về cấu trúc cơ thể,nhịp thở và sự nhu thuận nó sẽ hồi phục các tư thế tự nhiên và không bao giờ làm chấn thương các khớp xương
- Hai khớp xương vai cộng với phần cơ xương khớp vùng đầu cổ là những khớp xương có biên độ hoạt hoạt động rộng và nhiều trong cơ thể và cũng là nơi làm cho nhiều người căng thẳng nhất.
Khớp khuỷu:
- Có động tác chính là gấp nhờ các cơ mặt trong cánh tay, động tác duỗi nhờ các cơ mặt ngoài
- Ở đây có dây chằng cánh tay trụ và dây chằng cánh tay quay ở hai bên rất chắc, ngoài ra còn có các dây chằng ở khớp quay trụ trên mà động tác chính là sấp ngửa
- Phần cẳng tay có 2 xương chính đó là xương trụ nằm về phía của ngón út, xương quay nằm về phía ngón cái
Khớp bàn ngón tay:
Là khớp nối giữa mặt dưới đầu dưới xương quay với các xương cổ tay. Khi chống bàn tay, trọng lượng truyền qua xương quay xuống bàn tay.
Các xương cổ tay gồm xương thuyền, xương Nguyệt, xương tháp, sương đậu, xương thang, xương thuê, xương cả, xương móc tiếp khớp với nhau như một lồi cầu nhờ các dây chằng gian cốt trong cổ tay.
Trên mặt các xương đều có sụn khớp che phủ thành mặt khớp liên tục
- Hông: khớp không là khớp chỏm lớn nhất của cơ thể và có cấu trúc bao gồm các hình cầu và hốc. – – – Đầu xương hình cầu nằm ở chỏm xương đùi nối vào hốc xương hông ở khung chậu.
- Chúng có phạm vi xoay chuyển lớn và chịu gần như toàn bộ trọng lượng cơ thể, nên chúng rất dễ suy yếu đi.
- Phần mông bao gồm bốn đốt xương cùng dính vào nhau và kết thúc ở xương chậu khi bạn đứng hay ngồi thẳng trọng lượng cơ thể được phân bố đều và cơ bắp ở mỗi bên cơ thể làm việc như nhau.
- Nếu bạn đứng hay ngồi nghiêng qua một bên, thế cân bằng này bị phá vỡ và cột sống bị lệch
- Trong yoga người ta thường nghĩ rằng tư thế giống như tư thế hoa sen cần một xoay chuyển bất thường ở đầu gối.
- Thật ra trong tư thế hoa sen xuất phát từ sự xoay xương đùi trong hốc xương hông và không kéo căng đầu gối.
- Trục trặc nảy sinh khi người ta cố gắng kéo chân vào tư thế hoa sen trước khi xoay khớp xương ở hông.
- Để đảm bảo an toàn trong tập luyện nên khởi động kỹ càng khớp háng, khớp gối và khớp cổ chân trước khi vào ngồi hoa sen
Bàn chân:
Xương bàn chân đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể chúng ta, nó đóng vai trò như một cái giảm sóc khi chúng ta bước đi, thích nghi với mọi địa hình khác nhau.
- Bàn chân có cấu trúc giống như một mái vòm. Có hai chỗ lõm vào ở dọc theo bàn chân, một ở ngoài từ gót chân đến ngón chân út và một sâu hơn từ gót chân đến ngón chân cái.
- Trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên xương gót chân với các ngón chân troãi ra giúp chúng ta giữ thăng bằng.
=====
MOON YOGA VŨNG TÀU thường xuyên khai giảng các lớp Yoga: